AMC-034-WA-CAID-VT
TURN OVER FOR ENGLISH! | MÙA XUÂN 2015
Health TALKB Í Q U Y Ế T C H O C U Ộ C S Ố N G T Ố T L À M Ộ T C H Ư Ơ N G T R Ì N H T U Y Ệ T V Ờ I
TUẦN DÀNH CHO PHỤ NỮTuần Lễ Sức Khỏe Phụ Nữ Quốc Gia (National Women’s Health Week) bắt đầu vào Ngày Lễ Mẹ (Mother’s Day) — Ngày 10 tháng Năm, 2015. Đó là lúc nên làm các thử nghiệm quý vị cần để luôn khỏe mạnh. Đã đến lúc quý vị cần khám sức khỏe tổng quát, chụp quang tuyến vú, làm thử nghiệm Pap hay khám bệnh lây qua đường tình dục (STD) chưa? Hãy hỏi bác sĩ.
Thời gian thử nghiệmAi cần làm thử nghiệm Pap?Thử nghiệm Pap để phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Cổ tử cung là nơi tử cung nối với âm đạo. Thử nghiệm Pap là nhẹ nhàng lấy một ít mô trên bề mặt của cổ tử cung. Rồi soi mô này dưới kính hiển vi. Thử nghiệm này có thể phát hiện tế bào bất thường, ngay cả trước khi chúng tiến triển thành ung thư. Điều trị sớm sẽ có hiệu quả cao.
Hầu hết phụ nữ tuổi từ 21 đến 65 nên làm thử nghiệm Pap mỗi ba năm một lần. Một số phụ nữ có thể cần làm thử nghiệm này thường xuyên hơn. Một số phụ nữ cũng có thể thử nghiệm tìm HPV, một loại siêu vi gây ung thư cổ tử cung.
Trẻ em nên chủng ngừa HPV ở tuổi 11 hoặc 12. Chủng ngừa này cần chích ba mũi.myuhc.com/CommunityPlan
Đã đến lúc chưa? Hỏi người chăm sóc sức khỏe phụ nữ xem quý vị có cần làm thử nghiệm Pap trong năm nay không.
Cần tìm bác sĩ mới? Dùng danh mục người chăm sóc tại myuhc.com/CommunityPlan. Hoặc, gọi cho Dịch Vụ Hội Viên theo số miễn phí 1-877-542-8997 (TTY 711).
2 HEALTH TALK
Trước khi có conCó một thai kỳ khỏe mạnh.
Gần một phần ba phụ nữ sẽ bị khó khăn liên quan đến mang thai. Chăm sóc tiền sản có thể giúp phòng ngừa bệnh hoặc phát hiện bệnh sớm. Tốt nhất là nên khám sức khỏe tổng quát với người chăm sóc của quý vị trước khi mang thai. Sau đó, khám với người chăm sóc sức khỏe:�� ít nhất một lần trước tuần 12 của thai kỳ�� mỗi bốn tuần cho đến tuần 28 của thai kỳ�� mỗi hai tuần cho đến tuần 36 của thai kỳ
�� mỗi tuần cho đến khi sanh con�� bốn đến sáu tuần sau khi sanh (và hai tuần sau khi sanh nếu quý vị sanh mổ)
Tại các lần khám tiền sản, quý vị sẽ làm các thử nghiệm thăm dò. Thử nghiệm thăm dò để tìm các bệnh khả dĩ nhưng chưa có triệu chứng nào. Nếu có nguy cơ ở mức trung bình thì quý vị sẽ làm các thử nghiệm sau, cộng thêm các thử nghiệm khác theo khuyến cáo của người chăm sóc:���LẦN KHÁM ĐẦU TIÊN: Quý vị được lấy máu để kiểm tra nhóm máu và thử nghiệm
bệnh thiếu máu (thiếu sắt). Quý vị sẽ được làm thử nghiệm máu để kiểm tra một số bệnh lây qua đường tình dục (STD) và chủng ngừa sởi Đức và thủy đậu.
���MỖI LẦN KHÁM: Làm thử nghiệm nước tiểu để kiểm tra chất đạm và đường. Nếu có quá nhiều đường trong nước tiểu thì quý vị có thể bị tiểu đường khi mang thai. Chất đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của chứng bệnh cao huyết áp khi mang thai, nghĩa là có huyết áp rất cao khi đang có thai. Người chăm sóc của quý vị sẽ đo huyết áp và cân nặng của quý vị mỗi lần đến khám.���CÁC TUẦN TỪ 18-20: Quý vị có thể sẽ được làm siêu
âm ít nhất một lần. Siêu âm là dùng sóng siêu âm để khám bào thai, nhau thai và màng ối xem có bệnh khả dĩ nào không. Siêu âm cũng có thể biết được phái tính của thai nhi. ���CÁC TUẦN TỪ 24-28: Hầu hết người chăm sóc
sức khỏe yêu cầu khám thăm dò chất glu-cô xem có bị bệnh tiểu đường thai kỳ không.Có thể cần phải thử nghiệm thêm nếu thai kỳ
của quý vị có nguy cơ cao hoặc có thể bị bệnh.
ĐỌC THÔNG TINQuý vị có đọc Cẩm Nang Hội Viên của mình chưa? Đây là nguồn tham khảo rất tốt để biết thêm thông tin. Nó cho biết cách dùng chương trình của quý vị. Cẩm nang giải thích:�� những quyền lợi và dịch vụ quý vị được hưởng.�� những quyền lợi và dịch vụ quý vị không được hưởng (điều ngoại trừ).�� cách tìm người chăm sóc trong hệ thống.�� cách hưởng quyền lợi thuốc theo toa.�� phải làm gì nếu quý vị cần chăm sóc sức khỏe khi đi xa.�� quý vị có thể được chăm sóc với người chăm sóc ở ngoài hệ thống. �� lúc nào và bằng cách nào đi chăm sóc chánh, chăm sóc sau giờ làm, sức khỏe hành vi, chăm sóc chuyên khoa, chăm sóc bệnh viện và chăm sóc khẩn cấp ở đâu, khi nào và bằng cách nào.�� quyền hạn và trách nhiệm của hội viên.�� chánh sách riêng tư.�� nếu quý vị cần đệ nộp yêu cầu bồi hoàn thì khi nào và bằng cách nào.�� cách nêu than phiền hoặc khiếu nại một quyết định về bồi hoàn.�� cách xin một thông dịch viên hoặc xin giúp đỡ về ngôn ngữ hoặc phiên dịch.�� nếu chữa trị hoặc công nghệ mới được bảo hiểm thì chương trình quyết định ra sao.�� cách báo cáo giân lận và lạm dụng.
Biết tất cả những điều này. Quý vị có thể đọc Cẩm Nang Hội Viên trực tuyến tại
myuhc.com/CommunityPlan. Hoặc, gọi cho Dịch Vụ Hội Viên theo số miễn phí 1-877-542-8997 (TTY 711) để yêu cầu bản sao cẩm nang.
Tham gia bước đầu tiên. Bước Đầu Tiên để Khỏe Mạnh là chương trình miễn phí cho phụ nữ mang thai và những phụ
nữ lần đầu làm mẹ. Chương trình cung cấp thông tin và hỗ trợ. Gọi số miễn phí 1-800-599-5985 (TTY 711) để biết cách quý vị có thể tham gia.
MÙA XUÂN 2015 3
Hãy hỏi bác sĩ Health E. HoundHỏi: Khi nào con tôi cần đi khám với PCP?
Đáp: Khám sức khỏe cho con của quý vị với bác sĩ chăm sóc chánh (primary care provider, hay PCP) đúng hẹn là điều quan trọng. Có thể gọi các lần khám này là khám sức khỏe tổng quát hoặc EPSDT. Đưa em bé của quý vị đi khám sức khỏe vào các độ tuổi sau:�� 3 đến 5 ngày�� 1 tháng�� 2 tháng�� 4 tháng
�� 6 tháng�� 9 tháng�� 12 tháng�� 15 tháng
�� 18 tháng�� 24 tháng
Sau đó, đưa con nhỏ hoặc con tuổi thiếu niên đến khám PCP mỗi năm.Trong lần khám sức khỏe cho trẻ, PCP sẽ xem con quý vị có lớn và phát triển tốt
không. Con quý vị sẽ làm bất cứ thử nghiệm hoặc chủng ngừa nào cần thiết. PCP sẽ trả lời thắc mắc của quý vị về sức khỏe của con mình.
CAGEd inĐó là vấn đề về ma túy hay rượu?
Nhiều người nghĩ rằng họ đang kiểm soát kỹ mức dùng rượu hoặc ma túy và không cần trợ giúp. Tuy nhiên, một số người uống rượu hoặc dùng hả hê ma túy mà không có kiểm soát. Họ không thể đánh giá được mức độ khó khăn của họ. Họ có thể bị nghiện ma túy hoặc rượu.
Thử nghiệm CAGE-AID có thể giúp xác định người nào đó có bị nghiện không. Thử nghiệm này gồm bốn câu hỏi đơn giản sau:1. Quý vị có bao giờ nghĩ là mình phải GIẢM dùng
rượu/ma túy của mình không?2. Người khác có THAN PHIỀN quý vị bằng cách chỉ
trích mức dùng rượu/ma túy của quý vị không?3. Quý vị có bao giờ thấy XẤU HỖ hoặc tội lỗi về
vấn đề dùng rượu/ma túy của mình không?4. Quý vị có bao giờ uống rượu hoặc dùng ma túy ngay vào
sáng sớm ĐỂ CHO TỈNH, để ổn định tinh thần hoặc làm cho hết cơn say hôm trước đó không?Nếu trả lời có cho bất cứ câu hỏi nào trên đây thì người đó
có thể có vấn đề.
Không bị đông đảo. Nếu đã đến lúc con quý cị cần khám sức khỏe tổng quát thì gọi lấy hẹn ngay hôm nay. Xem tên của PCP trên thẻ ID hội viên của con quý vị. Đừng chờ đến mùa hè khi các phòng khám bác sĩ nhi đều rất đông. Nhớ mang theo các biểu mẫu cần thiết cho học đường, nơi chơi thể thao hay trại trẻ khi đến gặp bác sĩ.
Cần trợ giúp? Nghiện rượu và nghiện ma túy là vấn đề nghiêm trọng. Họ cần được đúng người chăm sóc chẩn đoán và chữa trị. Nếu quý vị thấy mình cần được trợ giúp
thì gọi Sức Khỏe Hành Vi Tổng Hợp (United Behavioral Health) theo số miễn phí 1-855-802-7089 (TTY 711) để biết cách sử dụng quyền lợi về sức khỏe hành vi của mình.
4 HEALTH TALK
Xem các mạng lưới của chúng tôiTìm những gì quý vị cần trực tuyến trên mạng lưới.Tìm những gì quý vị cần tại UHCCommunityPlan.com hoặc tại mạng lưới chỉ dành cho hội viên của chúng tôi myuhc.com/CommunityPlan. Khi sử dụng những mạng lưới này, quý vị không cần lo lắng về nơi cất tài liệu chương trình sức khỏe. Quý vị sẽ luôn biết được nơi tìm tài liệu nào cần nhất. Đây là những gì quý vị sẽ tìm thấy trên mạng lưới của chúng tôi:�� CẨM NANG HỘI VIÊN: Gồm thông tin chi tiết về quyền lợi của quý vị và các dịch vụ được bao trả�� DANH MỤC NGƯỜI CHĂM SÓC: Danh sách người chăm sóc trong hệ thống
��DANH MỤC THUỐC: Danh sách các loại thuốc được bao trả từ chương trình của quý vị
��ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHỎE: Một khảo sát giúp chúng tôi hiểu hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của quý vị và cung cấp những gì quý vị cần
��CHỈ DẪN TRƯỚC: Là mẫu pháp lý nêu rõ mong muốn của quý vị về chăm sóc y tế trong tương lai nếu quý vị quá đau yếu và không thể lấy được quyết định về chăm sóc cho mình.
��QUYỀN CỦA HỘI VIÊN, KHIẾU NẠI VÀ THAN PHIỀN: Mẫu giải thích quyền hạn và trách nhiệm của quý vị với tư cách hội viên. Mẫu này cũng giải thích cách nộp đơn khiếu nại hoặc than phiền
Mắt sángNgười bị bệnh tiểu đường thường có vấn đề về mắt. Nhưng có nhiều cách để bảo vệ thị lực của mình. Và nếu quý vị đã bị bệnh về mắt thì cố gắng đừng để bệnh nặng thêm. Hiệp Hội Tiểu Đường Mỹ (American Diabetes Association) khuyến cáo:1. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
2. Giảm mức huyết áp cao.
3. Không được hút thuốc.
4. Khám bệnh về mắt liên quan đến tiểu đường mỗi năm.
5. Khám với bác sĩ nhãn khoa ngay nếu có bất cứ vấn đề gì về mắt.
Chúng tôi giúp bằng cách nào? UnitedHealthcare có các chương trình dành cho người bị tiểu đường và các bệnh khác. Chúng tôi có thể nhắc
nhở và giúp ý kiến cho quý vị về cách chăm sóc. Gọi số 1-877-542-8997 (TTY 711) để biết quý vị có tham gia được không.
Quý vị cần bản sao? Nhóm Dịch Vụ Hội Viên của chúng tôi sẵn sàng trợ giúp. Chúng tôi có thể gửi thư bản sao những tài liệu này hoặc cung cấp dạng thay thế cho quý vị, như
dạng âm thanh, chữ in cỡ lớn hoặc chữ Braille. Gọi số 1-877-542-8997 (TTY 711), thứ Hai–thứ Sáu, từ 8:00 sáng tới 5:00 chiều.
MÙA XUÂN 2015 5
Chăm sóc đúngQuản lý sử dụng có hiệu quả ra saoUnitedHealthcare Community Plan có quản lý sử dụng (utilization management, hay UM). Tất cả các chương trình chăm sóc sức khỏe được quản lý cũng vậy. Đây là cách chúng ta biết chắc rằng các thành viên được chăm sóc đúng cách vào đúng lúc, và đúng nơi.
Bác sĩ xem lại tất cả các yêu cầu bảo hiểm nếu cách chăm sóc có vẻ không đúng với chỉ dẫn. Các quyết định phê chuẩn hoặc từ chối đều dựa trên chăm sóc và dịch vụ cũng như quyền lợi của quý vị. Chúng tôi không lấy quyết định do được tưởng thưởng tài chánh hoặc các tưởng thưởng khác.
Các hội viên và bác sĩ cũng có quyền khiếu nại khi bị từ chối. Thư từ chối sẽ cho quý vị biết cách khiếu nại. Phải nộp khiếu nại trong vòng 90 ngày kể từ ngày bị từ chối.
Có thắc mắc? Quý vị có thể hỏi nhân viên UM của chúng tôi. Chỉ cần gọi số miễn phí 1-877-542-8997 (TTY 711). Họ sẵn sàng trợ giúp quý vị trong giờ làm việc bình
thường, tám giờ một ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Nếu quý vị để lại tin nhắn thì sẽ có người gọi lại cho quý vị.
HƯỚNG DẪN TỐTUnitedHealthcare Community Plan có các hướng dẫn thực hành, giúp người chăm sóc lấy các quyết định chăm sóc sức khỏe. Các hướng dẫn này được lấy từ những nguồn tham khảo được công nhận toàn quốc. Có các hướng dẫn thực hành trị những bệnh trạng như:�� hen suyễn�� bệnh hiếu động thiếu tập trung (attention deficit hyperactivity disorder, hay ADHD)�� bệnh vui buồn thái quá�� bệnh nghẹt phổi mãn tính (chronic obstructive pulmo-nary disease, hay (COPD)�� buồn nản,�� tiểu đường�� bệnh tim
�� suy tim�� huyết áp cao�� mập phì�� chăm sóc tiền sản�� chăm sóc sức khỏe phòng ngừa nhi đồng�� bệnh nghiện dược chất�� cấy ghép
Biết tất cả những điều này. Gọi cho Dịch Vụ Hội Viên theo số 1-877-542-8997 (TTY 711) để yêu cầu một bản. Quý vị có thể tìm hướng dẫn thực hành trị bệnh tại UHCCommunityPlan.com.
Mùa hắt hơiCon quý vị có thường bị cảm lạnh nhiều vào mùa xuân? Bệnh hen suyễn của con quý vị có trở nặng vào mùa hè không? Con quý vị có thể bị dị ứng theo mùa, hay còn gọi là dị ứng bông hoa. Dị ứng theo mùa có các triệu chứng như:�� hắt hơi�� sổ mũi
�� ngứa mũi hoặc họng�� ho
�� thở khò khè hoặc hen suyễn trở nặng
�� mắt đỏ, ngứa hoặc chảy nước mắt
Phấn hoa và nấm mốc bay trong không khí gây ra dị ứng theo mùa. Thực vật và cây phát tán phấn hoa và nấm mốc vào nhiều thời gian khác nhau. Trẻ con có thể chỉ bị dị ứng với một số loại phấn hoa. Trẻ em có thể có phản ứng khác nhau với những chất gây dị ứng này. Đó là lý do tại sao có trẻ thì bị ngứa mắt vào tháng Năm nhưng trẻ khác lại bị hắt xì thường xuyên vào tháng Bảy. Nếu quý vị thấy con mình có thể bị dị ứng theo mùa thì cho người chăm sóc của trẻ biết.
Tìm hiểu thêm. Viếng thăm KidsHealth.org để tìm hiểu thêm về dị ứng và chủ đề sức khỏe trẻ em khác.
6 HEALTH TALK
Thông tin về nguồn tài nguyênMember Services (Dịch Vụ Hội Viên) Tìm bác sĩ, nêu thắc mắc về quyền lợi hoặc nêu than phiền ở bất cứ ngôn ngữ nào, gọi số miễn phí 1-877-542-8997 (TTY 711)
NurseLine (Đường Dây Y Tá) Y tá sẽ giúp ý kiến về sức khỏe suốt 24/7, gọi số miễn phí 1-877-543-3409 (TTY 711)
Healthy First Steps (Bước Đầu Lành Mạnh) Tìm hỗ trợ cho thời kỳ thai nghén và nuôi dạy con, gọi số miễn phí. 1-800-599-5985 (TTY 711)
United Behavioral Health (Sức Khỏe Hành Vi Tổng Hợp) Tìm trợ giúp về các vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc lạm dụng chất gây nghiện, gọi số miễn phí. 1-855-802-7089 (TTY 711)
Twitter Pregnant Care (Tweets Chăm Sóc Thai Nghén) Lấy chỉ dẫn và thông tin hữu ích về những điều nên dự kiến và nhắc nhở quan trọng trong thời kỳ thai nghén. @UHCPregnantCare @UHCEmbarazada bit.ly/uhc-pregnancy
Our websites (Mạng lưới của chúng tôi) Sử dụng danh bạ người chăm sóc. myuhc.com/CommunityPlanĐọc Cẩm Nang Hội Viên. UHCCommunityPlan.com
National Domestic Violence Hotline (Đường Dây Thường Trực Chống Bạo Hành Gia Đình Quốc Gia) Được giúp đỡ miễn phí và kín đáo về vấn đề ngược đãi trong gia đình, gọi số miễn phí 1-800-799-7233 (TTY 1-800-787-3224)
Smoking Quitline (Đường Dây Cai Thuốc Lá) Lấy giúp đỡ miễn phí để bỏ hút thuốc, gọi số miễn phí. 1-800-QUIT-NOW (1-800-784-8669)
Colaboradores en Hábitos saludables para toda la vida
Colaboradores en Hábitos saludables para toda la vida
Partners in Healthy Habits for Life
Helping to Prevent Lead Poisoning Ayuda para la prevención del envenenamiento con plomo
LeadAway! ¡Protégetedel plomo!
Helping to Prevent Lead Poisoning
LeadAway!
Ayuda para la prevención del envenenamiento con plomo
Ayuda para la prevención delenvenenamiento con plomo
¡Protégetedel plomo!
TM
TM
TM/© 2015 Sesame Workshop
UnitedHealthcare phối hợp với Sesame Workshop để lập ra chương trình Tránh Xa Chì! Chương trình này cho các gia đình biết thông tin về ngăn ngừa ngộ độc chì. Hãy chắc chắn là cả nhà quý vị biết những hướng dẫn đơn giản này để được an toàn khỏi chì:1. TRÁNH XA KHỎI BỤI. Không cho con quý vị đụng
vào những thứ bụi bặm. Quý vị có thể tránh xa chì bằng cách lau bụi và lau sàn nhà thường xuyên.
2. ĐỂ GIÀY CỦA QUÝ VỊ Ở NGOÀI CỬA. Cởi giày và để ở ngoài cửa cho nhà quý vị không có chì. Đó là một cách dễ dàng để chắc chắn rằng bẩn và bụi bên ngoài cửa.
3. RỬA TAY TRƯỚC KHI ĂN. Chỉ cho con quý vị biết cách rửa tay với xà bông và nước ấm. Cùng nhau, hãy rửa tay trong ít nhất là 20 giây. Thử hát bài “Twinkle, Twinkle, Little Star” và cọ rửa cho đến khi rửa xong!Thử máu có thể cho biết con quý vị có chì trong cơ thể
hay không. Đó là điều quan trọng để quý vị có thể chắc con mình được giúp đỡ nếu cần. Hỏi bác sĩ để biết lúc nào là tốt nhất để làm thử nghiệm cho con quý vị. Thông thường, trẻ được thử nghiệm trước khi 1 và 2 tuổi.
Biết thêm về chì! Nghé thăm sesamestreet.org/lead để biết thêm thông tin. Tải xuống một thẻ bỏ túi Lead Away (Tránh Xa Chì)! Và một hoạt động đặc biệt cho trẻ em!
Cộng Tác Viên Trọn Đời về Thói Quen Lành Mạnh
(Hãy tránh xa chất chì!)Giúp phòng ngừa ngộ độc chì
May is mental health monthEveryone deserves good mental health. Whether you have a minor mental health issue that’s affecting your quality of life or a serious mental illness, help is avail-able. Common problems such as depression, anxiety, bipolar disease and eating disorders can be treated.
Mental health and substance abuse benefits are available through United Behavioral Health. We can put you in touch mental health providers in your area. We can help you find the tools and supports you need to feel better. Call 1-855-802-7089 (TTY 711), toll free or visit LiveandWorkWell.com/member.
Tháng Năm là tháng sức khỏe tâm thầnAi cũng đều xứng đáng có sức khỏe tâm thần tốt. Dù quý vị có vấn đề sức khỏe tâm thần nhỏ ảnh hưởng tới phẩm chất cuộc sống hay bệnh tâm thần nặng thì chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp. Những vấn đề bệnh tâm thần thông thường như chán nản, lo lắng, bệnh lưỡng cực và bệnh về ăn uống đều có thể chữa trị được.
United Behavioral Health có các quyền lợi về sức khỏe tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện. Chúng tôi có thể giới thiệu quý vị đến người chăm sóc sức khỏe tâm thần ở khu vực của quý vị. Chúng tôi có thể giúp quý vị tìm nhiều công cụ và hỗ trợ cần thiết để được khá hơn. Gọi số miễn phí 1-855-802-7089 (TTY 711) hay viếng thăm LiveandWorkWell.com/member.
AMC-034-WA-CAID-INSERT-VT
5 lầm tưởng về sức khỏe tâm thầnLẦM TƯỞNG:Không có hy vọng cho người bị bệnh tâm thần.
SỰ THẬT:Có nhiều cách chữa trị và hỗ trợ từ cộng đồng hơn bao giờ hết. Người bị bệnh tâm thần có thể sống tích cực và bổ ích.
LẦM TƯỞNG:Bệnh sức khỏe tâm thần không thể ảnh hưởng đến tôi.
SỰ THẬT:Quan tâm về sức khỏe tâm thần rất phổ biến. Cứ bốn người thì có một người bị một số vấn đề về sức khỏe tâm thần trong một năm. Bệnh tâm thần không phân biệt. Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh tâm thần.
LẦM TƯỞNG:Người có khí sách yếu đuối mới bị bệnh tâm thần.
SỰ THẬT:Nguyên nhân của bệnh tâm thần là do một số yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội kết hợp. Một số người là do di truyền. Ảnh hưởng xã hội, như mất người thân thương hay mất công việc cũng có thể là nguyên nhân.
LẦM TƯỞNG:Một khi bị bệnh tâm thần thì sẽ không bao giờ hồi phục được.
SỰ THẬT:Các nghiên cứu cho thấy hầu hết những người bị bệnh tâm thần đều sẽ khá hơn. Nhiều người khỏi hoàn toàn. Hồi phục là tiến trình người bệnh có thể sống, làm việc, học tập và tham gia đầy đủ trong cộng đồng.
LẦM TƯỞNG:Trẻ em không bị bệnh tâm thần.
SỰ THẬT: Cứ mười trẻ em từ 1 đến 15 tuổi thì có một trẻ bị bệnh tâm thần. Cũng như bệnh tâm thần ở người lớn, đây là bệnh về sức khỏe. Nguyên nhân có thể do kết hợp một số yếu tố.
Cần trợ giúp? Gọi theo số miễn phí 1-855-802-7089 (TTY 711). Chúng tôi sẽ giới thiệu quý vị đến người chăm sóc bệnh tâm thần có tham gia. Hoặc quý vị cũng có thể tìm kiếm trực tuyến tại LiveandWorkWell.com/member. Nếu quý vị được chăm sóc
bệnh tâm thần, thì cho bác sĩ chăm sóc chánh (PCP) của quý vị biết về việc này. Được yêu cầu ký tên vào bản cho phép khai trình để người chăm sóc của quý vị có thể chia sẻ thông tin.
12345
!